Ban quản trị chung cư là tổ chức được thành lập để quản lý nhà chung cư. Đây là một tổ chức đặc thù so với những tổ chức kinh tế khác. Ban quản trị có nhiệm vụ thay mặt cư dân thực hiện các công việc quản lý và vận hành nhà chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở. Keen Land sẽ giúp bạn hiểu rõ chi tiết hơn về khái niệm ban quản trị chung cư cũng như quyền và nghĩa vụ của ban quản trị chung cư.
Khái niệm: ban quản trị chung cư là gì?
Nhà chung cư là công trình nhà ở mà có chứa một cộng đồng dân cư khá đông. Bất kỳ tổ chức nào cũng cần có người đứng đầu như phường, xã, huyện hoặc bất kỳ khu vực có dân cư tập trung sinh sống. Đối với nhà chung cư cũng vậy với số lượng chủ sở hữu lên đến hàn trăm căn hộ cùng sống trong một môi trường tập thể thì cũng cần có người đại diện về mặt pháp lý để vận hành, để quản lý và thay mặt những chủ sở hữu làm việc trực tiếp với các ban nghành, các đơn vị liên quan dựa vào những điều luật đã được thống nhất trước đó
Sự hình thành và hoạt động của ban quản trị chung cư không mang tính tự phát. Pháp luật đã có các quy định cụ thể cho tổ chức này. Việc có một ban quản trị là rất cần thiết để bảo vệ, xử lý và sửa chữa các tài sản chung của chung cư. Đồng thời ban quản trị còn có trách nhiệm trong xử lý các vấn đề về an ninh trật tự để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho cư dân.
Mô hình tổ chức ban quản trị chung cư là gì?
Ban quản trị chung cư hoạt động theo mô hình công ty cổ phần hoặc hợp tác xã vậy ban quản trị chung cư gồm những ai ?
- ban quản trị chung cư có số lượng từ 03 đến 05 thành viên bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bầu để thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định.
- Trưởng ban quản trị là cư dân đang sống trong tòa nhà và là chủ sở hữu được cư dân bầu. thành viên ban quản trị có thể là đại diện của chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu một phần diện tích của cụm tòa nhà. Hoặc khi chủ đầu tư sở hữu diện tích trong một tòa nhà, thì đại diện chủ đầu từ sẽ có thể được bầu là Phó trưởng ban quản trị.
- Nhiệm kỳ hoạt động của một ban quản trị là 3 năm. Hằng năm sẽ có một buổi hội nghị nhà chung cư thường niên. Tuy nhiên, trong thời gian đó, nếu thành viên ban quản trị mắc các sai phạm, rời đi, qua đời hay mất tích thì sẽ có các cuộc họp bất thường để bầu ra ban quản trị mới.
Vậy ban quản trị chung cư có lương không ?ban quản trị chung cư có phải nộp thuế ?
- Mức lương của các thành viên ban quản trị chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung cư trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư và từng địa phương, trừ trường hợp thành viên Ban quản trị từ chối nhận lương.Do đó không có một mức lương cụ thể nào cho từng vị trí của thành viên ban quản trị.
- Ban quản trị là tổ chức không phải doanh nghiệp nhưng có phát sinh hoạt động cung ứng dịch vụ thì phải kê khai, nộp thuế GTGT, TNDN theo quy định.Ban Quản trị chung cư chỉ thu hộ, chi hộ giúp các hộ dân thì không phải kê khai, tính thuế GTGT, lập hóa đơn GTGT.Nếu Ban Quản trị chung cư có cung cấp các dịch vụ như dịch vụ quản lý, vận hành chung cư của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, các hoạt động thu phí quản lý, thu quảng cáo, cho thuê địa điểm kích sóng di động, cho thuê địa điểm đặt tủ bán nước tự động, trông giữ xe… thì sẽ phải nộp thuế TNDN, thuế GTGT.
ban quản trị chung cư được thành lập có tư cách pháp nhân hay không?
ban quản trị chung cư là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và hoạt động theo mô hình như Hội đồng quản trị của công ty CP hoặc Ban Chủ nhiệm của hợp tác xã và được công nhận tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư sau 10 ngày kể từ ngày thành lập ban quản trị chung cư tại hội nghị chung cư.
Quyền và nghĩa vụ của ban quản trị chung cư:
Trách nhiệm và quyền hạn của ban quản trị chung cư
- Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thực hiện nội quy, quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư.
- Thu thập, tổng hợp ý kiến cũng như kiến nghị của người sử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét và giải quyết.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong khu nhà chung cư.
- Thực hiện đúng quy chế hoạt động của ban quản trị chung cư đã được hội nghị nhà chung cư thông qua, không được tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên ban quản trị chung cư.
- Nhận bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ nhà chung cư. Cung cấp bộ hồ sơ đã nhận bàn giao từ chủ đầu tư cho đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp cung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại khoản 2 điều 5 của quy chế này (trừ trường hợp đơn vị quản lý vận hành là chủ đầu tư).
- Chuẩn bị các nội dung và tổ chức họp hội nghị nhà chung cư theo quy định của quy chế này, thông báo công khai nội dung hợp đồng quản lý vận hành và hợp đồng bảo trì đã ký kết tại hội nghị nhà chung cư.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức họp hội nghị nhà chung cư, công nhận ban quản trị chung cư theo quy định của quy chế này. Tổ chức họp hội nghị nhà chung cư để quyết định thay thế đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp đơn vị đang quản lý vận hành không còn đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của quy chế này.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư, không bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định.
- Bàn giao lại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ đang quản lý cho ban quản trị mới sau khi được công nhận.
- Được hưởng thù lao trách nhiệm và các chi phí hợp lý khác theo quyết định của hội nghị nhà chung cư.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúng với quy định.
- Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác được quy định trong quy chế hoạt động, quy chế thu – chi tài chính của ban quản trị đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy định tại quy chế này.Chịu trách nhiệm quản lý thu chi và sử dụng phí quản lý của chung cư minh bạch rõ ràng.
- Thành viên ban quản trị nếu có hành vị vi phạm quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan thì sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý theo quy định (xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự) nếu gây thiệt hại sẽ phải bồi thường cho các bên bị hại.
- Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quyền, trách nhiệm khách theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công việc khác do hội nghị nhà chung cư giao mà không trái với quy định pháp luật
Vì sao cần phải có ban quản trị của khu chung cư?
Như đã nêu trên ban quản trị chung cư là đại diện hợp pháp của cư dân thực hiện quyền và nghĩa vụ với chính quyền địa phương các ban nghành có liên quan đồng thời thu nhận ý kiến của cư dân đề xuất và đưa ra giải pháp thống nhất để phục vụ quá trình vận hành hệ thống toà nhà chung cư một cách tốt nhất.Bảo vệ quyền lợi và nâng cao chất lượng đời sống cư dân thông qua việc vận hành những tiện ích,dịch vụ cụ thể như; thang máy, hồ bơi, phòng sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, phòng gym, dịch vụ vệ sinh, đội ngủ bảo vệ , đội ngủ kỹ thuật để đảm bảo môi trường sống an toàn,sạch đẹp cho cư dân.
ban quản trị chung cư được quy định như thế nào
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập ban quản trị chung cư. Thành phần ban quản trị chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần ban quản trị chung cư có thể gồm cả người sử dụng.
ban quản trị chung cư có một chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình tự quản. ban quản trị chung cư có nhiều chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật nhà ở.
ban quản trị chung cư có nhiệm kỳ hoạt động là 03 năm, hết nhiệm kỳ sẽ bầu lại Ban quản trị tại hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ. Hoặc Ban quản trị sẽ được bầu thay thế trong các cuộc họp hội nghị nhà chung cư bất thường.
Khi bầu, bãi miễn thành viên ban quản trị chung cư, các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không phải thành lập công ty cổ phần hoặc thành lập hợp tác xã; việc bầu, bãi miễn thành viên Ban quản trị được thực hiện thông qua Hội nghị nhà chung cư theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
“Xin chào, tôi là Thủy Tiên, hiện đang là biên tập viên của Keenland.com.vn. Là một người đam mê công nghệ và bất động sản, với kinh nghiệm 4 năm nghiên cứu thông tin và làm việc tại thị trường Việt Nam. Thủy Tiên tự tin rằng những phân tích, tư vấn của tôi sẽ giúp những quý khách hàng của tôi lựa chọn được những sản phẩm đầu tư và định cư tốt nhất.”